Tìm kiếm Giáo án
GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM

- 0 / 0
(Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Lê Thị Kim Tuyến
Ngày gửi: 14h:22' 13-03-2020
Dung lượng: 215.5 KB
Số lượt tải: 27
Nguồn:
Người gửi: Lê Thị Kim Tuyến
Ngày gửi: 14h:22' 13-03-2020
Dung lượng: 215.5 KB
Số lượt tải: 27
Số lượt thích:
0 người
SỞ GD & ĐT TỈNH SÓC TRĂNG
TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN BẢY
( ( (
SÁNG KIẾN
GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM
Họ và tên: Lê Thị Kim Tuyến
Tháng 03 năm 2018
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU
3
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4
5. Tính mới của đề tài
5
PHẦN II. NỘI DUNG
6
1. Cơ sở lí luận
6
a. Giáo dục kỹ năng sống là gì?
6
b. Năng lực của giáo viên chủ nhiệm
7
2. Cơ sở thực tiễn
8
a. Thuận lợi
8
b. Khó khăn
9
3. Các giải pháp thực hiện.
9
a. Giáo dục kĩ năng sống thông qua dạy học
9
b. Giáo dục kĩ năng sống thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm
10
c. Giáo dục kĩ năng sống thông qua tiết sinh hoạt ngoại khóa
11
4. Kết quả đạt được
14
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
15
1. Kết luận
15
2. Kiến nghị
15
a. Về phía gia đình
15
b. Về phía nhà trường
16
c. Về phía giáo viên chủ nhiệm
16
Tài liệu tham khảo
17
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xu thế phát triển xã hội, thế giới đã và đang có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt tác động đến đời sống kinh tế, chính trị và xã hội. Một số chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, phẩm chất đạo đức, lối sống của con người cũng bị ảnh hưởng bởi mặt trái của cơ chế thị trường. Thế hệ trẻ hôm nay dễ dàng học đòi, bắt chước, tiêm nhiễm những thói hư tật xấu từ xã hội, từ mạng Internet…Trong các nhà trường, học sinh có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về sự liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội, sống ích kỉ, vô tâm, khép mình, sống ảo…đồng thời kĩ năng thực hành giao tiếp, kĩ năng phục vụ bản thân còn yếu, kém. Thực tế này đã khiến các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ trong đó có học sinh THPT. Nhiều nước phát triển trên thế giới, thanh thiếu niên được học những kĩ năng sống về những tình huống sẽ xảy ra trong cuộc sống và họ biết cách đối diện và đương đầu với những khó khăn, biết cách vượt qua những khó khăn, cũng như biết cách tránh những mâu thuẫn, xung đột, bạo lực giữa người và người, biết cách đối phó thích ứng với các tai nạn như cháy, nổ, động đất, thiên tai. Còn ở nước ta ba từ kĩ năng sống hầu như rất ít người quan tâm cũng như hiểu đúng nghĩa của nó. Như vậy, việc giáo dục“kĩ năng sống” cho học sinh, đặc biệt là học sinh THPT là vô cùng cấn thiết. Vậy ai là người đảm nhiệm việc giáo dục kĩ năng sống, giáo dục lúc nào, giáo dục với nội dung gì? Thông thường thì kĩ năng sống được lồng ghép trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, trong các tiết sinh hoạt ngoại khóa (ngoài giờ lên lớp) và trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Theo tôi, giáo dục kĩ năng sống trong tiết chủ nhiệm sẽ có hiệu quả hơn vì giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, cảm xúc, suy nghĩ của các em từ đó giáo viên chủ nhiệm sẽ định hướng các em có những suy nghĩ tích cực, đúng hướng để các em trở thành người có ích cho xã hội.
Những năm qua trong công tác giảng dạy chúng ta thường chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức là chủ yếu chưa quan tâm nhiều đến công tác giáo dục kĩ năng sống cho các em. Bản thân tôi làm công tác chủ nhiệm đã nhiều năm, tôi nhận thấy cần phải giáo dục kĩ năng sống cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để làm hành trang cho các em khi bước ra ngoài xã hội, chính vì vậy mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục một số kĩ năng sống cơ bản cho học sinh lớp chủ nhiệm”
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Hiện nay, Bộ GD
 
Các ý kiến mới nhất