Tìm kiếm Giáo án
Giáo án học kì 1
(Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Lê Thị Ngọc Linh
Ngày gửi: 09h:14' 04-01-2022
Dung lượng: 15.4 KB
Số lượt tải: 85
Nguồn:
Người gửi: Lê Thị Ngọc Linh
Ngày gửi: 09h:14' 04-01-2022
Dung lượng: 15.4 KB
Số lượt tải: 85
Số lượt thích:
0 người
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
Trường THCS Bình Minh
KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022
MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (5 điểm)
Cho câu thơ: “Trên đường hành quân xa”
a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ đầu trong một bài thơ.
b. Khổ thơ vừa chép trích từ bài thơ nào, của ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ?
c. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là gì?
d. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó?
Câu 2: (5 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một người thân yêu nhất của em.
________________Hết_________________
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 7
Câu 1: (5 điểm)
a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo (0,5 điểm).
b. Khổ thơ vừa chép thuộc bài thơ nào, của ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ?
- Bài thơ: Tiếng gà trưa. (0,5 điểm).
- Nhà thơ Xuân Quỳnh. (0,5 điểm).
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. (0,5 điểm).
c. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là gì?
- Thể thơ: 5 tiếng (ngũ ngôn). (0,5 điểm).
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. (0,5 điểm).
d. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
- Các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: (0,5đ)
+ Điệp từ “nghe” (0,25đ)
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nghe xao động nắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ”. (0,25đ)
- Hiệu quả nghệ thuật: (1,5 đ)
+ Điệp từ “nghe” nhấn mạnh cảm xúc xao xuyến bồi hồi trào dâng mãnh liệt, gợi nhắc kỉ niệm tuổi thơ ùa về trong lòng người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa quen thuộc tại một xóm nhỏ trên đường hành quân ra trận.(0,5 đ)
+ Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ thơ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, người chiến sĩ chìm trong giấy phút trầm lắng, thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ. Người chiến sĩ như thấy mình được nâng đỡ bàn chân, được tiếp thêm sức mạnh để quên mệt mỏi gian lao và tiếp tục bước đường hành quân xa. (1,0 điểm)
Câu 2: (5 điểm)
* Yêu cầu chung: (1 điểm)
- Kiểu bài: biểu cảm.
- Bố cục: 3 phần.
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, lời văn trong sáng, tình cảm chân thành.
- Từ ngữ, ngữ pháp: dùng từ đúng nghĩa, đúng sắc thái biểu cảm, câu rõ nghĩa, không mắc lỗi chính tả.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài: Giới thiệu về người thân mà em yêu quý nhất (0,5 điểm)
b. Thân bài: (3 điểm)
- Cảm nghĩ về ngoại hình và tính tình của người thân. (1 điểm)
- Lời nói, việc làm của người thân có ảnh hưởng tốt đối với cuộc sống của em. (1 điểm)
- Cảm nghĩ về kỉ niệm sâu sắc với người thân. (1 điểm)
c. Kết bài: Nêu tình cảm và lời hứa của em đối người thân. (0,5 điểm)
________________Hết_________________
Trường THCS Bình Minh
KIỂM TRA CUỐI KÌ I - NĂM HỌC 2021-2022
MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (5 điểm)
Cho câu thơ: “Trên đường hành quân xa”
a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ đầu trong một bài thơ.
b. Khổ thơ vừa chép trích từ bài thơ nào, của ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ?
c. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là gì?
d. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ đó?
Câu 2: (5 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một người thân yêu nhất của em.
________________Hết_________________
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 7
Câu 1: (5 điểm)
a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo (0,5 điểm).
b. Khổ thơ vừa chép thuộc bài thơ nào, của ai? Cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ?
- Bài thơ: Tiếng gà trưa. (0,5 điểm).
- Nhà thơ Xuân Quỳnh. (0,5 điểm).
- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. (0,5 điểm).
c. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là gì?
- Thể thơ: 5 tiếng (ngũ ngôn). (0,5 điểm).
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. (0,5 điểm).
d. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
- Các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ: (0,5đ)
+ Điệp từ “nghe” (0,25đ)
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nghe xao động nắng trưa/ Nghe bàn chân đỡ mỏi/ Nghe gọi về tuổi thơ”. (0,25đ)
- Hiệu quả nghệ thuật: (1,5 đ)
+ Điệp từ “nghe” nhấn mạnh cảm xúc xao xuyến bồi hồi trào dâng mãnh liệt, gợi nhắc kỉ niệm tuổi thơ ùa về trong lòng người chiến sĩ khi nghe âm thanh tiếng gà trưa quen thuộc tại một xóm nhỏ trên đường hành quân ra trận.(0,5 đ)
+ Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ thơ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, người chiến sĩ chìm trong giấy phút trầm lắng, thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ. Người chiến sĩ như thấy mình được nâng đỡ bàn chân, được tiếp thêm sức mạnh để quên mệt mỏi gian lao và tiếp tục bước đường hành quân xa. (1,0 điểm)
Câu 2: (5 điểm)
* Yêu cầu chung: (1 điểm)
- Kiểu bài: biểu cảm.
- Bố cục: 3 phần.
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, lời văn trong sáng, tình cảm chân thành.
- Từ ngữ, ngữ pháp: dùng từ đúng nghĩa, đúng sắc thái biểu cảm, câu rõ nghĩa, không mắc lỗi chính tả.
* Yêu cầu cụ thể:
a. Mở bài: Giới thiệu về người thân mà em yêu quý nhất (0,5 điểm)
b. Thân bài: (3 điểm)
- Cảm nghĩ về ngoại hình và tính tình của người thân. (1 điểm)
- Lời nói, việc làm của người thân có ảnh hưởng tốt đối với cuộc sống của em. (1 điểm)
- Cảm nghĩ về kỉ niệm sâu sắc với người thân. (1 điểm)
c. Kết bài: Nêu tình cảm và lời hứa của em đối người thân. (0,5 điểm)
________________Hết_________________
 
Các ý kiến mới nhất