Tìm kiếm Giáo án
GA_Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật

- 0 / 0
(Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Thi Hoai Thuong
Ngày gửi: 13h:51' 27-05-2013
Dung lượng: 7.1 MB
Số lượt tải: 19
Nguồn:
Người gửi: Thi Hoai Thuong
Ngày gửi: 13h:51' 27-05-2013
Dung lượng: 7.1 MB
Số lượt tải: 19
Số lượt thích:
0 người
GIÁO ÁN
BÀI 44: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
Kiến thức:
- Định nghĩa được khái niệm sinh sản vô tính ở động vật.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính
- Trình bày các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
- Biết được những vận dụng của sinh sản vô tính trong nuôi cấy mô và nhân bản vô tính.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nâng cao năng lực tư duy, phân tích, tổng hợp
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động hợp tác thảo luận nhóm.
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong thực tế
3. Thái độ:
- Học sinh hiểu được cơ sở khoa học của sinh sản vô tính ở ĐV
- Hiểu được cơ sỏ khoa học của nuôi cấy và cấy ghép mô
- Giáo dục ý thức biết sử dụng các thành tựu khoa học phục vụ hòa bình vào mục đích cuộc sống.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
- Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
- Ứng dụng của sinh sản vô tinh trong thực tế
III. PHƯƠNG PHÁP:
Vấn đáp – Tìm tòi
Trực quan – Tìm tòi
Diễn giải
Làm việc nhóm
Làm việc theo SGK
IV. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
Chuẩn bị sơ đồ, tranh ảnh, phiếu học tập và đáp án
Máy chiếu
Học sinh:
- Đọc và chuẩn bị bài 44
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định trật tự
2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật?
- Nêu ví dụ về các hình thức sinh sản?
3. Bài mới:
a) Mở bài:
- Sau khi nghiên cứu về sự sinh sản ở thực vật, ta tiếp tục nghiên cứu sự sinh sản ở động vật. Động vật cũng có 2 hình thức sinh sản: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản vô tính thường gặp ở động vật bậc thấp, còn sinh sản hữu tính có hầu hết ở ĐVKXS và ĐVCXS. Bài mới hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sinh sản vô tính ở động vật.
b) Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản vô tính ở động vật
Họat động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung dạy học
Chiếu Slides: Sinh sản ở trùng biến hình và thủy tức
Yêu cầu học sinh quan sát hình và trả lời câu hỏi:
H: Các hình ảnh trên mô tả cho quá trình gì?
H: Thế nào là sinh sản vô tính? Cơ sở tế bào học và đặc điểm di truyền của SSVT?
- Quan sát
- Qt sinh sản ở trùng biến hình và thủy tức
- SSVT là hình thức sinh sản chỉ cần 1 cơ thể gốc
I. Khái niệm:
- SSVT là hình thức sinh sản chỉ cần 1 cơ thể gốc.
- Cơ sở tế bào học của SSVT là phân bào nguyên nhiễm.
- Vật chất di truyền của cơ thể con và cơ thể gốc hoàn toàn giống nhau.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung dạy học
Chiếu Slides về các hình thức sinh sản vô tính ở ĐV
- Chia lớp thành 4 nhóm:
Yêu cầu học sinh quan sát hình và kết hợp sách giáo khoa hoàn thành Phiếu học tập số1: So sánh các hình thức sinh sản vô tính ở ĐV
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các lệnh của SGK:
+ Hiện tượng thằn lằn bị đứt đuôi; tôm, cua chân và càng bị gãy tái sinh được chân, càng mới có phải là hiện tượng SSVT? Vì sao?
Chiếu Slides
+ Hiện tượng trinh sinh có gì giống và khác với 3 hiện tượng SSVT còn lại?
+ Cho biết những ưu điểm và hạn chế của SSVT?
- Thảo luận, hoàn than phiếu học tập
- Đại diện 1 nhóm trả lời.
- Các nhóm khác bổ
sung.
- Không phải là SSVT. Vì không tạo ra cơ thể mới.
Giống: đều từ 1 cá thể gốc có thể tạo cá thể mới.
Trinh sinh: Cơ thể mới hình thành từ TB sinh sản(TB giao tử n)
Hình thức khác: Cơ thể mới hình thành từ TBSD (2n)
II. Các hình thức
 
Các ý kiến mới nhất