Tìm kiếm Giáo án
Bồi dưỡng HSG Văn 8
(Tài liệu chưa được thẩm định)
Nguồn:
Người gửi: Nguyễn Đại Tiến
Ngày gửi: 14h:43' 21-01-2016
Dung lượng: 2.8 MB
Số lượt tải: 2106
Nguồn:
Người gửi: Nguyễn Đại Tiến
Ngày gửi: 14h:43' 21-01-2016
Dung lượng: 2.8 MB
Số lượt tải: 2106
Số lượt thích:
0 người
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HSG VĂN 8
Tăng buổi: Từ 01/3/2014 đến .......
07 tuần x 02 buổi x 08 tiết/tuần = 56 tiết
Tuần
Buổi
Nội dung bài dạy
Tiết
Thơ Việt Nam (1900-1945) kỹ năng cảm thụ thơ
4 tiết
Thơ Việt Nam (1900-1945) Luyện tập thơ
4 tiết
Nghị luận trung đại Việt Nam
4 tiết
Luyện tập nghị luận trung đại Việt Nam
4 tiết
Nghị luận hiện đại Việt Nam
4 tiết
Bổ trợ kiến thức về lý NLVH
4 tiết
Luyện tập viết các đoạn văn ngắn NLVH
4 tiết
Cấu trúc các dạng đề
4 tiết
Hướng dẫn phân tích và thực hành
4 tiết
Thực hành nâng cao
4 tiết
Thực hành nâng cao – Một số đề thi các năm
4 tiết
Thực hành nâng cao – Một số đề thi các năm
4 tiết
Thực hành nâng cao – Một số đề thi các năm
4 tiết
Tổng ôn tập kiến thức – Dặn dò
4 tiết
Cộng
56 tiết
Vạn Ninh, Ngày 01 tháng 3 năm 2014
Người lập
Nguyễn Đại Tiến
Ngày soạn: 03-3-2014 Ngày giảng: 07-3-2014
THƠ VIệT NAM(1900-1945) ÔN LUYệN Kỹ NĂNG CẢM THỤ THƠ
I. Mục tiêu: Hsinh:
1. Kiến thức: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ thơ qua bài thơ đã học giai đoạn (1900-1945)
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học, qua đó thấy rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Có kĩ năng đọc và chỉnh sửa văn bản.
*) Kĩ năng sống: - Rèn KN tự đ.giá, KN nhận thức...Có tình cảm với quê hương đất nước, con người.
II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án.
- HS: Ôn tập kiến thức cũ
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị bài của học sinh.
2. Bài mới:
GV dẫn dắt vào bài.
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ?
- Nêu cảm nhận
1. Tìm hiểu đề.- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học.
- Nội dung cần làm sáng tỏ: tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
Y/c học sinh lập dàn ý?
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
2. Dàn ý. a. Mở bài.- Thế Lữ (1907- 1989) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Bài thơ Nhớ rừng in trong tập “Mấy vần thơ” là bài thơ tiêu biểu của ông góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
b. Thân bài. * Khổ 1: - Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua những từ ngữ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, bị nhục nhằn tù hãm, làm trò lạ mắt, đồ chơi Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi sắt bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục bị ở chung với những kẻ tầm thường, thấp kém, nỗi bất bình.
- Từ “gậm”, “Khối căm hờn” (Gậm = cắn, dằn … , Khối = danh từ chuyển thành tính từ) trực tiếp diễn tả hành động, và tư thế của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú. Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua, buông xuôi bất lực.
- Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh
 
Các ý kiến mới nhất